Nghề khách sạn và Những tố chất cần có để trở thành một nhà làm nghề khách sạn?
- 20-09-2021
- Lượt xem: 1167
Nội dung chính
Các tố chất cần có để làm nghề khách sạn
Cơ cấu tổ chức khách sạn
Khu vực nghiệp vụ của khách sạn
Cơ cấu tổ chức
Tùy theo quy mô và chiến lược kinh doanh của từng khách sạn mà cơ cấu tổ chức có thể tách biệt hoặc sáp nhập để tối ưu hóa các hiệu quả hoạt động.Ban điều hành
• Tổng giám đốc (General Manager): Chịu trách nhiệm các hoạt động tương tác giữa khách sạn và chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước; thiết kế chiến lược và chỉ đạo điều hành; tạo ra môi trường thân thiện cho cả nhân viên và khách hàng; đảm bảo mọi hoạt động của khách sạn.
• Thư ký Tổng giám đốc (General Manager Secretary): Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính; tiếp nhận các giấy tờ trình duyệt và truyền tải thông tin từ Tổng giám đốc đến các Khối, Phòng, Bộ phận nghiệp vụ.
• Phó tổng giám đốc (Executive Assistant Manager/Director of Operations): Chịu trách nhiệm điều hành một số nghiệp vụ như buồng, ẩm thực, kỹ thuật, bảo vệ; thực hiện các ủy quyền khi Tổng giám đốc vắng mặt. Các khách sạn từ 150 phòng trở lên nên có Executive Assistant Manager để hỗ trợ các công việc của Tổng giám đốc.
Các phòng ban
• Phòng (Room Division): Khối nghiệp vụ phòng bao gồm đặt phòng (reservation), tiền sảnh (front office) và làm phòng (housekeeping). Chịu trách nhiệm các hoạt động của Khối buồng phòng là Giám đốc buồng phòng (Director of Rooms). • Ẩm thực (Food & Beverages): Khối ẩm thực phục vụ ăn uống cho khách lưu trú và khách bên ngoài bao gồm các chức năng như nhà hàng (restaurant), tiệc (banquet & catering), bếp (kitchen), quầy bar (lobby bar, night club hoặc lounge). Chịu trách nhiệm các hoạt động của bộ phận ẩm thực là Giám đốc ẩm thực (Director of Food & Beverages), tiếp đến là Bếp trưởng (Executive Chef) đứng đầu bếp khách sạn. • Giải trí (Recreation): Chức năng của bộ phận giải trí bao gồm dịch vụ spa, phòng tập thể hình (gym), dịch vụ bể bơi, các hoạt động thể thao, giải trí trong nhà và ngoài trời.
• Bảo vệ (Security): Đảm bảo an ninh về con người và tài sản cho khách lưu trú cũng như cán bộ nhân viên khách sạn.
• Kỹ thuật (Engineering): Phòng kỹ thuật khách sạn đảm nhiệm công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới và nâng cấp nội thất, ngoại thất và thiết bị của khách sạn (furniture, fixtures & equipment - FF&E). Chịu trách nhiệm mọi hoạt động sửa chữa và bảo trì khách sạn là Kỹ sư trưởng (Chief Engineer). • Nhân sự (Human Resources): Phòng nhân sự gồm có các chức năng như tuyển dụng (recruit), lương và phúc lợi (salary & benefits), quan hệ lao động (staff relation) và đào tạo (training). Trưởng phòng nhân sự (Human Resources Manager) chịu trách nhiệm tham mưu và thiết lập các chính sách nhân sự nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho khách sạn.
Tìm kiếm ước mơ và hoạch định cuộc đời
Lộ trình công danh trong nghề khách sạn
- Bắt đầu học và làm nghề (2-3 năm đầu tiên): bắt đầu từ vị trí nhân viên, thực tập sinh
- Nâng cao các kỹ năng nghề (2-3 năm tiếp theo): trợ lý trưởng bộ phận, giám sát, chuyên viên.
- Lãnh đạo Phòng, Bộ phận (5-6 năm tiếp theo): trưởng bộ phận, trưởng phòng
- Lãnh đạo Khối (7-8 năm tiếp theo): giám đốc
Decox Design với nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng, vận hành khách sạn. Hãy liên hệ với Decox nếu bạn đang muốn được gặp gỡ và lắng nghe lời tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khách sạn, lập kế hoạch về tài chính, thiết kế xây dựng và vận hành cho dự án của mình một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất.
>>Tham khảo thêm tại bài viết: Giới thiệu dịch vụ thiết kế và vận hành khách sạn