Tổng hợp Các loại hình khách sạn phổ biến tại Việt Nam và thế giới hiện nay
- 10-09-2021
- Lượt xem: 6538
Nội dung chính
- 1. Khách sạn thương mại (Business/City Hotel)
- 2. Khách sạn sân bay (Airport Hotel)
- 3. Khách sạn sân golf (Golf Hotel)
- 4. Khách sạn/Khu nghỉ dưỡng sòng bạc (Casino Hotel/Resort)
- 5. Khách sạn căn hộ (Condotel)
- 6. Khách sạn con nhộng (Capsule Hotel)
- 7. Khu nghỉ dưỡng (Resort)
- 8. Căn hộ dịch vụ (Serviced Apartment)
1. Khách sạn thương mại (Business/City Hotel)
- Vị trí gần trung tâm thành phố, thuận tiện trong việc đi lại.
- Dịch vụ sai phái (concierge) cung cấp thông tin đúng, đủ và nhanh chóng.
- Nhân viên có thái độ ân cần, chu đáo, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi thời điểm.
- Phòng ở tiện nghi, trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết.
• Nhược điểm:
- Tiếng ồn từ đường phố đối với một số khách sạn nằm sát mặt đường hoặc từ khách du lịch theo đoàn, các bữa tiệc, hội nghị.
- Chất lượng sóng wifi kém (một số khách sạn 5 sao thường bị phàn nàn vì thu phí wifi)
- Do yêu cầu của khách sạn, một số khách hàng cảm thấy khó chịu khi nhân viên dọn phòng làm phiền khách dù đã treo biển "Miễn làm phiền" (Do not disturb). Một nhánh đặc biệt của loại hình khách sạn thương mại là các khách sạn nhỏ được thiết kế theo thiên hướng nghệ thuật gọi là "Boutique Hotel". Đặc trưng của boutique hotel là không gian nội thất diễm lệ cùng chất lượng dịch vụ được trau chuốt kỹ càng, chạm đến cảm xúc của mọi vị thượng đế. Vì thế, giá phòng ở boutique hotel thường rất đắt đỏ.
2. Khách sạn sân bay (Airport Hotel)
Do tần suất xoay vòng lượt lưu trú, ăn uống của khách hàng nhanh hơn, yêu cầu chất lượng dịch vụ không quá cao và không cần thiết quá nhiều nhân viên nên kinh doanh khách sạn sân bay được xem là loại hình mang lại nhiều lợi nhuận nhất.- Khách hàng không cần lo lắng về vấn đề kẹt xe làm trễ chuyến bay.
• Nhược điểm:
- Tiếng ồn từ sân bay và đường phố do tường và cửa sổ cách âm kém
- Chất lượng phòng nghỉ kém, tiện nghi có phần lạc hậu.
- Dịch vụ ăn uống không đáp ứng được nhu cầu.
3. Khách sạn sân golf (Golf Hotel)
Thường được xây dựng tích hợp với các khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp hoặc khu đô thị lớn với các tiện nghi gồm phòng ngủ, dịch vụ ăn uống, quầy bar, hội nghị, dịch vụ spa,... Đối tượng khách hàng là thương nhân, khách chơi golf không có nhu cầu lưu trú dài hạn. Tại Việt Nam, loại hình kinh doanh này không quá phổ biến và chưa đạt được hiệu quả kinh tế như kỳ vọng nên việc hòa vốn và duy trì chất lượng dịch vụ là bài toán thách thức đối với các nhà đầu tư.- Dịch vụ tiện nghi do mức đầu tư đáng kể.
- Có tầm nhìn và cảnh quan đẹp.
• Nhược điểm:
- Một số khách sạn sân golf kết hợp khu nghỉ dưỡng không hấp dẫn khách lưu trú dài hạn do bố trí các hoạt động chưa đa dạng và phong phú.
Một số thiết kế khách sạn sân golf tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến như: The Bluffs Hồ Tràm Strip (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vinpearl Golf Nha Trang (Nha Trang), Việt Nam Golf & Country Club (TP. HCM), Đà Nẵng Golf Club (Đà Nẵng),...
4. Khách sạn/Khu nghỉ dưỡng sòng bạc (Casino Hotel/Resort)
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng sòng bạc bắt nguồn từ Las Vegas vào năm 1911 và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, phổ biến toàn thế giới cho đến ngày nay. Quy mô của loại hình này dao động từ vài trăm phòng cho đến vài nghìn phòng và các điều kiện cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn như một khu nghỉ dưỡng. Ngoài hoạt động sòng bạc, các hình thức vui chơi giải trí khác có thể kể đến như biểu diễn ca nhạc, các câu lạc bộ, sân golf,...- Phòng nghỉ sạch sẽ và tiện nghi.
- Một số khu nghỉ dưỡng có tầm nhìn đẹp ra bờ biển.
• Nhược điểm:
- Tiếng Anh của nhân viên khách sạn còn hạn chế.
- Chất lượng sóng wifi kém.
- Tiếng ồn từ khách du lịch theo đoàn và trẻ em.
5. Khách sạn căn hộ (Condotel)
Là một loại hình kinh doanh khách sạn mới mẻ tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Gọi là khách sạn căn hộ bởi dịch vụ, cách thức vận hành tương tự như khách sạn và bố cục thiết kế như một căn hộ từ 1 đến 3 phòng ngủ với phòng khách, nhà bếp. Chủ căn hộ có thể ủy quyền cho đội ngũ quản lý khách sạn bảo trì hoặc cho thuê trong thời gian vắng mặt. Đối tượng khách hàng ưa chuộng hình thức lưu trú này bao gồm các gia đình hoặc nhóm khách du lịch đông người với nhu cầu về không gian rộng rãi, có thể tụ tập ăn uống, nấu nướng. Nhóm khách hàng này mong muốn sự riêng tư nhiều hơn nhưng vẫn yêu cầu những tiêu chuẩn dịch vụ như ở khách sạn cao cấp.- Không gian rộng rãi.
- Có thể tự giặt đồ và nấu ăn.
- Tính riêng tư cao.
• Nhược điểm:
- Trang thiết bị không đầy đủ, đồ dùng cá nhân kém chất lượng.
- Nội thất không bắt mắt.
6. Khách sạn con nhộng (Capsule Hotel)
Khởi nguồn từ Nhật Bản từ năm 1970 bởi kiến trúc sư Kurokawa, khách sạn con nhộng được thiết kế với mục đích dành một chỗ nghỉ qua đêm cho các nam nhân viên văn phòng nhỡ chuyến tàu. Sau này, mô hình thiết kế khách sạn con nhộng đã lan sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,... biến thành khách sạn giá rẻ cho khách du lịch.- Bên trong mỗi khoang của khách sạn trang bị khá đầy đủ các vật dụng như điều hòa, tivi, gương,...
- Đồ vật cá nhân được giữ trong tủ riêng (locker).
- Giá thành rẻ, có thể thuê theo giờ.
• Nhược điểm:
- Phòng tắm dùng chung, khá bất tiện cho nữ giới.
- Do khoang con nhộng lấy chiều cao của người châu Á làm tiêu chuẩn nên một số khách hàng châu Âu có thân hình to lớn cảm thấy chật chội và không thoải mái.
7. Khu nghỉ dưỡng (Resort)
Khu nghỉ dưỡng thường được xây dựng ở những khu vực biệt lập gần biển hoặc núi rừng nên đáp ứng được nhu cầu yên tĩnh, thẩm mỹ cảnh quan và không khí trong lành. Dịch vụ lưu trú chủ yếu của mô hình này là biệt thự đơn lập hoặc nhà chòi (bungalow). Do phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng là trọng yếu nên khu nghỉ dưỡng đáp ứng các dịch vụ spa, hoạt động thể thao khám phá thiên nhiên, địa hình,...- Chất lượng phục vụ tốt, chu đáo, nhân viên có thái độ niềm nở.
- Chăm sóc y tế, sơ cứu tại chỗ.
- Các dịch vụ giải trí và nghỉ ngơi được trang bị đầy đủ như: phòng chiếu phim, yoga, hồ bơi,...
• Nhược điểm:
- Ồn ào từ khách du lịch theo đoàn và trẻ em.
- Vấn đề về côn trùng.
- Một số nhân viên làm việc tại các khu công cộng không tôn trọng nhu cầu riêng tư và nghỉ ngơi của khách hàng.
8. Căn hộ dịch vụ (Serviced Apartment)
Cuối cùng là loại hình dịch vụ lưu trú dài hạn được quản lý chuyên nghiệp, đáp ứng các nhu cầu dọn phòng, ăn uống, giặt là,... Khách hàng chủ yếu là các thương nhân, chuyên gia nước ngoài sống và làm việc lâu dài ở nước sở tại.- Một số căn hộ dịch vụ được xây dựng trong một khu phức hợp với khách sạn, đảm bảo được cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ.
• Nhược điểm:
- Tiếng Anh giao tiếp của nhân viên phục vụ chưa tốt.
- Chất lượng wifi kém gây gián đoạn quá trình làm việc của khách hàng.
Decox Design với nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng, vận hành khách sạn. Hãy liên hệ với Decox nếu bạn đang muốn được gặp gỡ và lắng nghe lời tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khách sạn, lập kế hoạch về tài chính, thiết kế xây dựng và vận hành cho dự án của mình một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất.
>>Tham khảo thêm tại bài viết: Giới thiệu dịch vụ thiết kế và vận hành khách sạn