Những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành ngành khách sạn tại Việt Nam
- 09-09-2021
- Lượt xem: 11440
Nội dung chính
Lịch sử hình thành ngành khách sạn tại Việt Nam
Những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ngành khách sạn Việt Nam
Khách sạn Laval là nơi đầu tiên mà những viên chức quân, dân sự từ Pháp mới đến Sài Gòn làm việc hay lập nghiệp đến tạm trú ngụ trước khi kiếm được nhà riêng. Theo ông Arthur Delteil, nhà dược học người Pháp, ghi lại khi ông đến Sài Gòn năm 1882 thì khách sạn Fave gồm 3 tầng: tầng trệt là nhà ăn có các quạt “panca” trên trần nhà, hai tầng trên là các phòng, mỗi phòng đều có nước “robinet” và vòi sen (được xem là tiện nghi lúc bấy giờ). Khách sạn được ông Fave xây dựng, và với sự thành công của khách sạn, ông đã trở nên giàu có khi trở về Pháp.
Trong cuốn Những hồi ức Trung Hoa xuất bản năm 1891 của Léon Caubert có đề cập đoạn hội thoại sau: “Tối qua anh có tìm được khách sạn nào tốt để nghỉ không?” Tôi hỏi anh ta. “Có”, anh ta trả lời,” Họ khuyên tôi nên chọn “khách sạn Laval để ngủ còn khách sạn l’Univers (Olivier) để ăn". Khách sạn l'Univers được xây dựng vào khoảng năm 1872, dưới sự điều hành của ông Lacaze. Công trình ban đầu được ấn định 2 tầng nằm trên đường Vannier (đường Ngô Đức Kế bây giờ), sau trùng tu thành 3 tầng với cửa ra vào chính (của cả quán café và bar) nằm tại số 1 đường Turc (đường Hồ Huấn Nghiệp ngày nay).
Năm 1886, ông Olivier vốn là bếp trưởng của Toàn quyền Đông Dương đã cùng anh em của mình tiếp quản khách sạn l’Univers. Vốn là một bếp trưởng, ông Olivier đã làm cho khách sạn nổi tiếng với những món ăn ngon thời bấy giờ. Danh tiếng của khách sạn được cho là gặt hái nhiều từ phương diện ẩm thực hơn là mang lại một căn phòng thoải mái cho khách hàng. Điều này giải thích cho ý nghĩa của câu nói “khách sạn Laval để ngủ còn khách sạn l’Univers (Olivier) để ăn” ở trên. Tuy nhiên, nương theo sự đổi mới của thời đại và bước phát triển tột bậc của thị trường khách sạn tại Sài Gòn, thời hoàng kim của l'Univers đã kết thúc và chính thức bị phá bỏ vào tháng 12/1921. Khách sạn Continental được ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp khởi xây vào năm 1878 và hoàn thành 2 năm sau đó. Trước năm 1975, khách sạn trải qua thêm 2 đời chủ lần lượt là Công tước De Montpensier vào năm 1911 và "tay anh chị" đảo Corse – Mathieu Francini vào 1930. Đến những thập niên 60-70 của thế kỷ XX, chính phủ Việt Nam lâm thời bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, từ đó khách sạn còn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”. Nằm ở vị trí đắc địa tại khu trung tâm thành phố giữa giao lộ Đồng Khởi và công trường Lam Sơn. Khách sạn Continental có độ cao khá khiêm tốn với một tầng trệt và ba tầng lầu, tuy nhiên, đây vẫn là điểm dừng chân yêu thích của giới thượng lưu bởi những ô cửa sổ duyên dáng, cột trụ phù điêu in đậm phong cách kiến trúc Pháp. Vào năm 2012, khách sạn Continental vinh dự được UBND TP.HCM trao chứng nhận "Di tích kiến trúc nghệ thuật" và được bình chọn là một trong những khách sạn doanh nhân tiêu biểu. Cùng thời điểm trên, khi cuộc đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc diễn ra căng thẳng, đáp ứng nhu cầu cho giới báo chí và quan chức Pháp sang Hà Nội có chỗ trú ngụ, một khách sạn đã mọc lên ở phía bắc hồ Gươm, tuy nhiên không rõ ai là người đã xây dựng khách sạn này. Sau khi chiếm trọn Hà Nội vào năm 1883, chính quyền thành phố bắt đầu quy hoạch hồ Gươm. Một ông chủ tư bản Pháp đã xây dựng khách sạn Grand Hôtel (Đại khách sạn - nay là công ty Intimex) khai trương vào tháng 11/1885 và đây được cho là khách sạn đầu tiên tại Hà Nội. Theo cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 của André Masson, Lưu Đình Tuân biên dịch, NXB Hải Phòng: Khách sạn Grand có phòng ăn 50 chỗ, bàn bida lần đầu tiên nhập vào Hà Nội. Cửa sổ ở tất cả các phòng được lắp kính và ban đêm sáng choang bởi ánh đèn măng xông.
Năm 1899, Gustave-Émile Dumoutier và Andre Ducamp đã góp vốn để xây dựng khách sạn Grand Hôtel Métropole Palace tại góc đại lộ Henri-Rivière (phố Ngô Quyền ngày nay). Khách sạn được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 1901, trở thành “khách sạn đồ sộ nhất Đông Dương” (Theo báo Indochinoise số ra ngày 18/3/1901). Ngày nay, khách sạn trở thành một trong những khách sạn lâu đời nhất còn hoạt động tại Việt Nam và mang tên khách sạn Sofitel Legend Metropole Ha Noi. Cho đến nay, nhiều người vẫn lầm tưởng Continental là khách sạn đầu tiên tại Sài Gòn, còn Sofitel Legend Metropole là khách sạn đầu tiên tại Hà Nội. Nhưng chính xác, cả hai khách sạn là số ít hiếm hoi những khách sạn cổ còn hoạt động cho đến này nay tại Việt Nam.
Decox Design với nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng, vận hành khách sạn. Hãy liên hệ với Decox nếu bạn đang muốn được gặp gỡ và lắng nghe lời tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khách sạn, lập kế hoạch về tài chính, thiết kế xây dựng và vận hành cho dự án của mình một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất.
>>Tham khảo thêm tại bài viết: Giới thiệu dịch vụ thiết kế và vận hành khách sạn