Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biến
- 03-01-2024
- Lượt xem: 1147
Nội dung chính
Bê tông nhẹ là gì?
>>Có thể bạn quan tâm: Vật liệu xanh là gì? Các loại vật liệu xanh trong xây dựng phổ biến
→ Đặc tính bê tông nhẹ
- Chống nóng: Đây là loại vật liệu có tác dụng chống nóng tuyệt vời, bởi lẽ đó, những tấm bê tông nhẹ đúc sẵn hay gạch siêu nhẹ chống nóng thường được ứng dụng cho phần sân thượng, mái nhà
- Chống cháy: Với hệ số dẫn nhiệt rất thấp, bê tông nhẹ không chỉ mang đến hiệu quả cách nhiệt tốt, giúp ngôi nhà ấm áp và mùa đông, mát mẻ vào mùa hè từ đó tiết kiệm nhiều năng lượng mà còn có khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C. Chính vì thế mà bạn không cần lo lắng vấn đề hỏa hoạn khi chọn vật liệu xây dựng này.
- Cách âm: Nhờ cấu trúc bọt khí trong vật liệu mà bê tông nhẹ có thể hấp thụ âm thanh tốt, mang đến hiệu quả cách âm cho ngôi nhà của bạn.
→ Ứng dụng bê tông nhẹ
Làm tường vách: Sở hữu trọng lượng nhẹ cùng khả năng chống nóng, cách âm tốt, bê tông nhẹ rất thích hợp để làm kết cấu tường bao, vách ngăn cho ngôi nhà của bạn. Nhìn chung, bề mặt và kích thước gạch AAC hay tấm ALC đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên sẽ có độ sai số rất thấp, vậy nên bề mặt tường hoàn thiện sẽ đạt độ thẩm mỹ cực kỳ cao.
Làm sàn lắp ghép: Bê tông nhẹ cũng được ứng dụng trong lát sàn. Sử dụng những tấm sàn lắp ghép không chỉ giúp việc thi công trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn mà còn giảm chi phí đáng kể. Đừng lo lắng trọng lượng nhẹ sẽ không chịu lực tốt, bằng việc gia cường thêm cốt thép chịu lực, sàn bê tông nhẹ sẽ trở nên ổn định hơn.
Tôn nền: Bê tông nhẹ cũng được ứng dụng trong việc tôn nền (nâng nền nhà). Với trọng lượng nhẹ sẽ giảm tải tối đa, đặc biệt là những công trình cao tầng. Sử dụng gạch siêu nhẹ để tôn nền sẽ đảm bảo được độ chịu lực cũng như tính ổn định trong quá trình sử dụng.
Bê tông nhẹ có mấy loại?
#1 Bê tông khí chưng áp
Bê tông AAC: Autoclaved aerated concrete hay Autoclaved cellular concrete
Bê tông ALC: Autoclaved lightweight concrete (ALC)
Trên thực tế, theo tiêu chuẩn Quốc tế, 2 cách gọi trên đều cùng ám chỉ một loại vật liệu, không có sự khác biệt gì về đặc tính hay chất lượng. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, cách gọi AAC hay ALC sẽ hướng tới dòng sản phẩm cụ thể, giúp người dùng dễ hình dung. Trong đó, ACC thường gắn liền với sản phẩm gạch (gạch AAC - gạch bê tông khí chưng áp). Loại gạch này thường được ứng dụng trong xây tường, xây vách, làm gạch chống cháy, tôn nền hay dầm lanh tô. Còn ALC sẽ là cách gọi phổ biến hơn cho các sản phẩm bê tông đúc sẵn như tấm ALC (panel ALC). Loại panel này thường được ứng dụng làm panel tường, panel sàn, panel mái chống thấm.
→ Bê tông nhẹ AAC
>> Tìm hiểu: Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nay
→ Bê tông nhẹ ALC
#2 Bê tông bọt khí (CLC)
Xét về bản chất, bê tông bọt khí CLC sẽ khác bê tông AAC hay ALC ở điểm quy trình sản xuất. Nếu công nghệ sản xuất AAC, ALC dựa trên dây chuyền hiện đại, tân tiến với công nghệ chưng áp suất lớn trong thời gian dài thì bê tông bọt khí CLC lại sản xuất có phần thủ công, nhỏ lẻ hơn, ngoài ra cũng có sự hạn chế về mặt thẩm mỹ (bề mặt không được láng mịn) thế nên vật liệu này sẽ có chi phí đầu tư thấp hơn.
#3 Bê tông EPS
#4 Bê tông nhẹ Cemboard
Nguyên liệu để sản xuất ra bê tông nhẹ Cemboard bao gồm hỗn hợp xi măng Portland, cellulose, cát siêu mịn Silica, đá vôi trộn lẫn với nhau sau đó sử dụng công nghệ ép cường độ cao để tạo ra các sản phẩm dạng tấm (panel). Tấm Cemboard với ưu điểm dẻo dai, chịu nước, chống cháy, không cong vênh, biến dạng trong quá trình sử dụng thường được ứng dụng trong làm tường, vách, lót sàn,...
#5 Bê tông nhẹ Xuân Mai
Giải đáp thắc mắc bạn đọc về vật liệu bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ có tốt không? Có nên sử dụng bê tông nhẹ hay không?
Hầu hết các sản phẩm bê tông nhẹ được phân phối bởi các thương hiệu lớn như Viglacera, E-Block đều được kiểm nghiệm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu, do đó sử dụng bê tông nhẹ cho công trình xây dựng sẽ đảm bảo về chất lượng cũng như tối ưu thời gian thi công.