Hotline MessengerTrò chuyện cùng Decox Youtube Decoxdesign Facebook Tiktok Instagram Zalo
Menu

Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nay

  • 26-12-2023
  • Lượt xem: 6862
Thuộc top vật liệu xanh trong xây dựng - thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe các thành viên trong gia đình, gạch không nung đang dần trở nên thịnh hành và phổ biến. Vậy gạch không nung là gì, đặc tính như thế nào, chi phí làm nhà từ chất liệu gạch không nung có cao không…Tất cả sẽ được Decox giải đáp trong bài viết này, cùng đón xem nhé.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá

Gạch không nung là gì?

Gạch không nung hay còn được gọi là gạch block, ở Việt Nam vật liệu xây dựng này còn có những tên gọi khác như: gạch bê tông, gạch block bê tông, gạch bê tông cốt liệu... Đây là loại vật liệu có bề dày lịch sử lâu năm và được sử dụng phổ biến trên Thế giới, thế nhưng ở Việt Nam loại vật liệu này vẫn còn khá mới mẻ và chỉ mới được sử dụng trong khoảng thời gian gần đây.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch không nung - Xu hướng vật liệu xanh mới trên thị trường hiện nay
>>Có thể bạn quan tâm: Vật liệu xanh là gì? Các loại vật liệu xanh trong xây dựng phổ biến

Cách hình thành gạch không nung

Về quá trình hình thành, gạch không nung được tạo thành từ những phụ phẩm, phế thải hoặc các vật liệu khác như mạt đá, xi măng, cát và một số thành phần phụ gia… Tiếp đó thông qua quá trình tạo hình đóng rắn không sử dụng đến nhiệt để tạo thành loại gạch không nung.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch không nung với độ bền cao và không gây ô nhiễm môi trường
Tuy về bản chất gạch không nung khác biệt hoàn toàn với những loại gạch thông thường khác bởi quá trình tạo hình không cần nung nóng thế nhưng chất liệu này vẫn đảm bảo đầy đủ các chỉ số cơ học cũng như tiêu chuẩn sử dụng được quy định như cường độ nén, độ hút nước, độ uốn, độ rắn… Bên cạnh đó, vì những phản ứng hoá đá trong hỗn hợp tạo gạch nên chất liệu này sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. (Theo Wiki)

Kích thước gạch không nung

Gạch không nung rất đa dạng về kích thước, cụ thể như:
- Kích thước gạch không nung sử dụng cho các công trình phụ: 390x190x150mm
- Kích thước gạch không nung sử dụng cho các hạng mục trong nhà (thường có kích thước bằng với gạch tuynel) như: 220x105x60mm, 210x100x60mm, 50x85x170mm (Gạch đặc hoặc gạch 02 lỗ); 220x150x106mm, 75x115x175mm(gạch 06 lỗ)
- Kích thước gạch không nung rỗng: 390x190x190mm, 390x150x190mm, 400x200x200mm, 400x100x200mm…được sử dụng phổ biến hiện nay.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch không nung rất đa dạng về kích thước với nhiều chủng loại khác nhau
Với sự đa dạng trong chủng loại, kích thước mà gạch không nung có thể linh hoạt sử dụng từ xây tường, lát nền, làm lối đi, vỉa hè… trong các công trình phụ trợ nhỏ đến công trình nhà ở dân dụng lẫn công nghiệp. Và sự phổ biến của gạch không nung hiện nay đã phần nào minh chứng cho hiệu quả của dòng gạch này.

Ưu nhược điểm của dòng gạch không nung

Ưu điểm

- Tăng hiệu quả kiến trúc: Gạch không nung có độ cứng, độ bền, khả năng cách nhiệt tốt có thể thay thế các vật liệu cách nhiệt trên thị trường hiện nay, khả năng chống thấm, chống nước rất tốt với độ hút ẩm <7% hạn chế sự hình thành của rong rêu trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, gạch không nung còn có cường độ chịu lực cao và khả năng cách âm tốt.
- Bảo vệ môi trường, thân thiện với sức khỏe con người: Do thành phần của gạch không nung không có đất sét, quá trình sản xuất không cần dùng đến nhiệt nên sẽ hạn chế được việc khí CO2 thoát ra khi bị đốt nóng bằng than, từ đó góp phần bảo vệ tầng khí ozon.
- Tính linh hoạt cao, ứng dụng rộng rãi: Với nhiều chủng loại nên gạch không nung có thể được ứng dụng từ những công trình phụ trợ nhỏ đến công trình kiến trúc cao tầng.
- Rút ngắn thời gian thi công và tối ưu chi phí cho công trình: Vật liệu gạch không nung không cần trát mạch (chít mạch) và đặc điểm tự động cứng nên không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa. Điều này giúp đẩy nhanh thời gian thi công cũng như tiết kiệm được khá nhiều sức người.
- Gạch không nung có thể tái chế: Đây cũng là một ưu điểm vượt trội của nhóm vật liệu xanh trong xây dựng.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch không nung sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Nhìn chung, với các ưu điểm, tính năng vượt trội, gạch không nung được công nhận là loại vật liệu xây dựng mới tiết kiệm năng lượng và đang được đẩy mạnh sử dụng ở thị trường Việt Nam.

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm thì loại vật liệu này cũng tồn đọng những khuyết điểm nhất định như:
- Khả năng chịu lực theo phương ngang không tốt
- Không thật sự thích hợp với những công trình kiến trúc có thiết kế phức tạp, nhiều góc cạnh
- Dưới sự co giãn nhiệt đột ngột có thể gây ra tình trạng nứt tường

Phân loại các loại gạch không nung

Gạch Block

Gạch Block (gạch bê tông, gạch xi măng cốt liệu) là loại gạch không nung có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Thành phần trong gạch block gồm đá mạt, xi măng và các chất phụ gia. Đây là loại gạch đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu kiến trúc, phương pháp thi công và thân thiện với môi trường. 
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch Block là chủng loại gạch không nung được sử dụng phổ biến hiện nay
Gạch Block đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong xây dựng như cường độ chịu lực tốt  (> 80kg/m3), tỉ trọng lớn (1900kg/m3), với gạch có kết cấu lỗ thì tỉ trọng <1800kg/m3, tạo đối trọng và đảm bảo kết cấu vững chắc, độ bề cho công trình, đặc biệt là với những công trình cao tầng.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch xi măng cốt liệu vẫn sử dụng vữa để liên kết với nhau khi xây dựng
Bên cạnh đó, gạch block còn có khả năng chống thấm, chống nóng và cách nhiệt cho công trình tốt đồng thời an toàn với con người nên được khuyến khích sử dụng để thay thế cho loại vật liệu nung truyền thống. Điểm cần lưu ý ở đây là gạch block vẫn sử dụng vữa để liên kết với nhau khi xây dựng. Nhược điểm của loại gạch này là giá thành cao, đây cũng là một rào cản khiến loại gạch này chưa thật sự được thông dụng ở Việt Nam.

Gạch bê tông nhẹ 

Một chủng loại khác của gạch không nung là gạch bê tông nhẹ, trong đó sẽ được chia thành 2 loại nhỏ gồm bê tông khí chưng áp và bê tông bọt siêu nhẹ.

Gạch bê tông khí chưng áp

Gạch bê tông khí chưng áp (AAC - Autoclaved Aerated Concrete) được hình thành từ hỗn hợp cát, tro bay với xi măng và vôi, dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao. Kích thước dòng gạch này thường rơi vào khoảng 100mm x 200mm x 600mm. 
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch bê tông khí chưng áp với nhiều ưu điểm nổi trội
Nói về ưu điểm, dòng gạch này rất được ưa chuộng trên Thế giới bởi đặc tính siêu nhẹ, độ bền cao, chống cháy, cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt. Ngoài ra, điểm sáng của dòng gạch này còn phải kể đến khả năng không bắt lửa, hạn chế ẩm mốc, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) là một chủng loại của gạch bê tông nhẹ

Gạch bê tông bọt siêu nhẹ

Loại gạch này được sản xuất từ công nghệ tạo bọt khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch sẽ giảm đi đáng kể từ đó giúp khối lượng viên gạch trở nên nhẹ hơn, đây cũng là điểm vượt trội của loại gạch này. Thành phần trong gạch bê tông bọt siêu nhẹ sẽ bao gồm xi măng, tro bay, cát mịn, chất phụ gia tạo bọt. 
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch bê tông bọt siêu nhẹ với trọng lượng nhẹ cùng khả năng cách nhiệt chống cháy tốt
Về ưu điểm, dòng gạch này có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy cùng cường độ nén tỷ trọng D800, vượt kiểm định chất lượng theo TCXDVN: 2004. Gạch bê tông bọt siêu nhẹ thường được ứng dụng ở phần sân, mái nhà.

Gạch không nung tự nhiên

Là loại gạch được cấu thành từ xi măng và cát, thông qua quá trình phong hóa đá bazan mà hình thành. Gạch không nung tự nhiên được tìm thấy cũng như sử dụng rộng rãi ở những vùng có puzolan tự nhiên. Hình thức sản xuất loại gạch này có tính tự phát và quy mô nhỏ thế nên không phổ biến trên thị trường.

Gạch ba banh

Gạch ba banh (gạch papanh) là loại gạch không nung có nguồn gốc lâu đời tại Việt Nam. Thành phần chính có trong gạch papanh là cát đen, xỉ than cộng cùng một lượng nhỏ vôi hoặc xi măng để liên kết. Do được sản xuất bằng thủ công, đóng bằng tay qua dụng cụ đặc chế hoặc máy có công suất nhỏ, lực rung ép thấp nên loại gạch này sẽ có nhiều hạn chế hơn các loại gạch không nung khác. Cụ thể như cường độ chịu lực kém, độ hút nước cao, dễ bỡ (vỡ).
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Dòng gạch không nung ba banh với ưu điểm giá thành mềm
Thế nhưng,  với giá thành thấp cùng khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt, cùng quá trình thi công nhanh gọn loại gạch này cũng được ưu ái chọn lựa để  sử dụng cho những bức tường ít phải chịu lực.

Giải đáp các câu hỏi liên quan về gạch không nung

Bảng giá gạch không nung hiện nay?

Nhìn chung, đơn giá gạch không nung sẽ có sự chênh lệch giữa chủng loại, đơn vị phân phối cũng như số lương sỉ hay lẻ. Để bạn có cái nhìn tổng quan nhất, Decox sẽ đưa ra đơn giá tham khảo của một số dòng gạch không nung. Đơn giá này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể theo đổi theo thời giá, đơn vị cung cấp.
Gạch block: 950 - 7.600 VND
Gạch đặc: 700 - 850 VND
Gạch rỗng 3 lỗ: 4.500 - 7.000 VND
Gạch rỗng 4 lỗ: 2.500 - 5.000 VND
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Giá thành của gạch không nung sẽ có sự chênh lệch giữa các loại

Nên chọn gạch không nung hay gạch đỏ khi xây nhà?

Gạch đỏ hay còn gọi là gạch đất nung là loại gạch được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng từ xưa đến nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của thị trường gạch không nung thì đâu mới là sự lựa chọn hợp lý cho công trình của bạn. Để trả lời cho câu hỏi này, Decox sẽ phân tích một số tiêu chí của 2 loại này.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch đất nung - loại gạch xây dựng phổ biến từ xưa đến nay
Tính thân thiện với môi trường
- Gạch đỏ: Nguyên liệu chính để làm ra gạch đỏ là đất công nghiệp. Trong quá trình nung nóng để hình thành gạch đỏ sẽ có nhiều khói cũng như khí CO2 độc hại thải ra ngoài, gây hại cho môi trường.
- Gạch không nung: Như tên gọi, loại gạch này không cần trải qua quá trình nung nóng nên sẽ không gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng chịu lực: Gạch không nung có độ chịu lực cao hơn gạch đỏ
Cách âm, cách nhiệt: Gạch không nung có hệ số cách âm cách nhiệt cao hơn gạch đỏ
Tỷ trọng (kg/m3)
- Gạch không nung: 500 – 850    
- Gạch đỏ: 1800
Cường độ chịu nén (Mpa)
- Gạch không nung: 3.5 – 60    
- Gạch đỏ: 42 – 70
Khả năng chống cháy
- Gạch không nung: Không bắt cháy và có khả năng chống cháy lên đến 4h
- Gạch đỏ: Trong trường hợp bị cháy, gạch đỏ có thể chịu nhiệt trong khoảng 1 đến 2h.
Độ bền, độ rắn: Nhìn chung, độ bền, độ rắn sẽ phụ thuộc vào từng loại (rỗng, đặc). Thế nhưng, theo một số nghiên cứu và thử nghiệm đã được kiểm chứng ở nhiều cường quốc như Nhật, Mỹ, Đức thì độ bền, độ rắn của gạch không nung sẽ tốt hơn gạch nung đỏ.
Khả năng chống rêu, mốc: Gạch không nung Có phần nhỉnh hơn gạch đỏ
Tiết kiệm năng lượng
- Gạch không nung: Có khả năng cách nhiệt tốt từ đó giúp tiết kiệm điện năng sử dụng trong nhà
- Gạch đỏ: Không tiết kiệm điện năng
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Gạch không nung đang dần chiếm lĩnh thị trường vì những ưu điểm nổi trội
Qua những tiêu chí so sánh bên trên, có thể thấy gạch không nung đang là một ứng cử viên sáng giá với nhiều ưu điểm vượt trội hơn loại gạch nung đỏ truyền thống. Mặt khác, gạch không nung còn có giá thành đa dạng do nhiều chủng loại. Thế nhưng với kích thước đa dạng, số lượng gạch sử dụng trong một công trình thường thấp hơn so với khi sử dụng gạch đất nung, từ đó đẩy nhanh tiến độ công trình và tiết kiệm chi phí hơn từ 5 - 10%.
Nhìn chung, thị trường Việt vẫn có xu hướng dùng gạch đất nung nhiều hơn, bởi đây là loại vật liệu đã quá quen thuộc và thông dụng. Tuy nhiên với những lợi ích kinh tế mà gạch không nung mang lại, có thể thấy ứng dụng loại gạch này sẽ có nhiều điểm mạnh hơn, bạn có thể cân nhắc.

Gạch không nung có bị thấm nứt không?

Hiện tượng thấm nứt sau một thời gian sử dụng không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn đem đến nỗi bất an cho người sử dụng. Vậy nên gạch không nung có bị thấm nứt không là câu hỏi mà nhiều khách hàng đặt ra cho Decox.
Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nayNhận báo giá
Giải đáp gạch không nung có bị thấm nứt không?
Trên thực tế, tường thấm nứt có thể do nhiều nguyên nhân như sự co giãn giữa độ ẩm và nhiệt độ, hở mạch vữa dọc,.... Bởi lẽ đó, để tránh trường hợp này bạn có thể chọn vật liệu có khả năng chống thấm tốt như gạch không nung xi măng cốt liệu, và quan trọng nhất là hãy chọn nơi uy tín để mua cũng như chọn nhà thầu có kinh nghiệm chuyên môn cao để tránh những sai sót trong quá trình thi công nhé.

Các công trình lớn sử dụng gạch không nung ở Việt Nam

Hiện nay, một số công trình xây dựng lớn tại Việt Nam đã có sự góp mặt của gạch không nung, cụ thể như: Keangnam Hà Nội Landmark Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza, Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Công trình Westbay 4 tòa tháp của Ecopark, Tổ hợp Eco City.... 
Hay các nhà máy lớn như: Nhà máy Samsung ở Bắc Ninh, nhà máy may mặc Ramatex, nhà máy ống nhựa EuroPipe,....
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến vật liệu gạch không nung. Hy vọng những thông tin mà Decox chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để chọn loại gạch xây dựng phù hợp cho ngôi nhà của mình. Nếu cần được Decox tư vấn thiết kế hay báo giá thi công hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 411 489 để Decox có thể hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Đừng quên ghé thăm website thường xuyên để đón đọc thêm nhiều chủ đề thú vị khác nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Đăng ký tư vấn

Decox Signature

Collection

Short Video

Decox on tiktok
x

x

Thành công!

Decox Design sẽ liên hệ với bạn sớm nhất! OK
Hotline
0901.411.489
Chat Zalo
x
Thông tin sản phẩm:

Thông tin khách hàng:
Tôi muốn được hỗ trợ tư vấn thi công sản phẩm này