80+ mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại, đơn giản mà đẹp 2024
- 14-12-2023
- Lượt xem: 57287
Nội dung chính
- Trần thạch cao phòng khách là gì?
- Ưu điểm của trần thạch cao phòng khách so với các loại trần khác
- Các loại trần thạch cao phòng khách thông dụng hiện nay
- Phân loại các kiểu trần thạch cao phòng khách theo chức năng
- TOP 50 Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, xu hướng 2024
- Mẫu trần thạch cao kết hợp đèn thả
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Industrial
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Retro
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Contemporary
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Scandinavian
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Indochine
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Minimalist
- Mẫu trần thạch cao phòng khách sang trọng phong cách cổ điển
- Mẫu trần thạch cao phòng khách phong cách tân cổ điển
- Mẫu trần thạch cao phòng khách hình tròn, hình vuông, chữ nhật
- Mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách nhỏ
- Mẫu trần thạch cao giật cấp dạ đèn cho phòng khách lớn
- Mẫu trần thạch cao cho phòng khách liền bếp đẹp
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp có quạt trần
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp cho căn hộ Duplex
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp cho biệt thự, nhà phố
- Những nguyên tắc khi thiết kế trần thạch cao phòng khách
- Các vấn đề khi thi công trần thạch cao phòng khách
Trần thạch cao phòng khách là chìa khóa để mở ra một không gian sống sang trọng, tinh tế và có điểm nhấn riêng biệt. Với sự đa dạng của trần thạch cao trên thị trường hiện nay việc chọn lựa mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp và phù hợp không gian lại càng cần được ưu tiên, chú trọng hơn. Trong bài viết này, Decox sẽ chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm thiết kế trần thạch cao cũng như các mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, ấn tượng theo đa dạng phong cách, kích thước phòng khách, cùng theo dõi nhé.
Trần thạch cao phòng khách là gì?
Cấu tạo trần thạch cao phòng khách
Về cấu tạo, trần thạch cao phòng khách sẽ bao gồm 3 thành phần chính:- Hệ khung xương đỡ: Là hệ thống những thanh thép mỏng có mặt cắt là chữ L hoặc chữ T,... kết nối với nhau thành dàn khung xương đỡ. Khung xương thạch cao có tác dụng cố định hệ trần, là khung trụ vững chắc có tác dụng nâng đỡ để có thể gắn các tấm thạch cao lên. Đây là bộ phận quan trọng nhất, do đó bạn cần chọn hệ khung chất lượng để tăng tính chịu lực, tăng tuổi thọ công trình và đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Tấm thạch cao: Những tấm thạch cao gắn lên khung xương tạo thành mặt phẳng của trần thạch cao. Tấm thạch cao được gắn trực tiếp lên hệ khung xương thông qua vít chuyên dụng.
- Bột trét, Sơn bả & Các vật liệu khác: Những vật liệu này có tác dụng làm mịn bề mặt trần thạch cao sau công đoạn lắp ráp để tăng tính thẩm mỹ và trang trí cho không gian phòng khách.
Ưu điểm của trần thạch cao phòng khách so với các loại trần khác
Đa dạng mẫu mã & Giá trị thẩm mỹ cao
Thân thiện với sức khỏe con người
Trọng lượng nhẹ, Độ bền cao
Thi công nhanh chóng, dễ dàng
Các loại trần thạch cao phòng khách thông dụng hiện nay
Trần thạch cao nổi
Ưu điểm của trần thạch cao nổi:
- Thao tác thi công đơn giản, nhanh chóng nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
- Trần thạch cao nổi tháo lắp và sửa chữa rất dễ dàng. Khi có sự cố xảy ra bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới vào.
- Rất thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây điện, dây cáp, các thiết bị và hệ thống thông gió trên trần.
- Khi thời tiết biến đổi, trần thạch cao nổi ít khi bị biến dạng, cong võng sau khi thi công.
Nhược điểm của trần thạch cao nổi:
- Trần thạch cao nổi sử dụng những mẫu tấm thạch cao có kích thước cố định, nên khó thay đổi thiết kế sau khi hoàn thành.
- Không sử dụng các tấm thạch cao có kích thước nhỏ được vì dễ gây cảm giác chia vụn không gian. Bởi vậy các trần thạch cao nổi thường ít được ứng dụng cho những không gian nhỏ mà hay được ứng dụng cho những công trình lớn như nhà xưởng, hội trường…
Trần thạch cao chìm
Ưu điểm của trần thạch cao chìm:
- Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao và đa dạng về thiết kế giúp tăng vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian phòng khách
- Dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo phong cách và gu thẩm mỹ gia chủ thích
- Dễ dàng phù hợp với nhiều không gian thi công có lối kiến trúc khác nhau, tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng.
- Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
- Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi nên được ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ.
Nhược điểm trần thạch cao chìm:
- Quá trình thi công khá phức tạp nên tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với thi công trần nổi. Chính vì vậy chi phí lắp đặt cao hơn.
- Khi sửa chữa hay kiểm tra bất kỳ chi tiết nào cũng cần phải tháo dỡ toàn bộ trần thạch cao phòng khách, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
Trần thạch cao chìm có 2 loại là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp:
Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp cũng được chia hai loại là trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở.
Phân loại các kiểu trần thạch cao phòng khách theo chức năng
Trần thạch cao phòng khách cách âm
Với những khu vực gần chợ, tuyến giao thông, trường học,... gia chủ nên cân nhắc lắp đặt trần thạch cao cách âm để giảm bớt tiếng ồn cho không gian phòng khách, tránh ảnh hưởng của tiếng ồn đến sinh hoạt và nghỉ ngơi của các thành viên.
Các tấm thạch cao được cấu tạo phù hợp với chức năng cách âm với lớp bông thủy tinh phía trên trần để giảm mức độ truyền thanh.
Trần thạch cao chống cháy
An toàn cháy nổ là điều mà các gia chủ cần lưu tâm để ý, đặc biệt là đối với các căn hộ chung cư. Loại trần thạch cao chống cháy sẽ giảm trừ mối lo này cho bạn với tính năng chống cháy, cách nhiệt, góp phần ngăn ngừa sự lan tỏa của ngọn lửa và khí độc sinh ra từ đám cháy.
Trần thạch cao chống ẩm
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, vật liệu nội thất phòng khách cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng từ đặc trưng khí hậu nhiệt đới này. Trần thạch cao chống ẩm thường được sử dụng cho phòng tắm để tránh ẩm sinh nấm mốc. Tuy nhiên với những không gian phòng khách ở khu vực chịu nhiều hơi ẩm thì trần thạch cao chống ẩm là lựa chọn phù hợp mà gia chủ nên cân nhắc tới.
TOP 50 Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, xu hướng 2024
Mẫu trần thạch cao kết hợp đèn thả
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Industrial
Phong cách Industrial ưa chuộng màu mộc mạc của trần xi măng, bạn cũng có thể phối màu trần thạch cao theo tông xám lông chuột như trần xi măng.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Retro
Phong cách Retro với những gam màu phá cách pha nét mộc mạc sẽ rất cần một thiết kế trần thạch cao phẳng hoặc có đèn Led âm trần giúp làm nổi lên không gian đầy sắc màu này.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Contemporary
Với phong cách Contemporary, bạn chỉ cần một thiết kế trần thạch cao phòng khách mang hơi thở đương đại như thế này là đủ gây ấn tượng với người nhìn rồi.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Scandinavian
Trần thạch cao phẳng sẽ làm nền tôn lên tất cả nét mộc mạc đầy chất thiên nhiên của phòng khách phong cách Scandinavian này.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Indochine
Phòng khách Indochine ưa chuộng những nét viền dứt khoát và vuông vắn đầy ấn tượng như mẫu trần thạch cao này.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp theo phong cách Minimalist
Không có gì hoàn hảo hơn với phòng khách Minimalist hơn trần thạch cao phẳng đầy tinh tế bởi nét đơn giản mộc mạc vốn có.
Mẫu trần thạch cao phòng khách sang trọng phong cách cổ điển
Hài hòa trong không gian phòng khách cổ điển chính mà mẫu trần thạch cao đầy hoa văn và phào chỉ chi tiết bắt mắt.
Mẫu trần thạch cao phòng khách phong cách tân cổ điển
Trần thạch cao trong phòng khách tân cổ điển là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại với những nét cắt vừa sắc sảo vừa mang điểm nhấn bằng hoa văn phào chỉ tinh tế.
Mẫu trần thạch cao phòng khách hình tròn, hình vuông, chữ nhật
Những mẫu trần thạch cao giật cấp dạ đèn thường được ứng dụng phổ biến cho những phòng khách có không gian lớn. Trong đó phổ biến là trần thạch cao giật cấp dạ đèn hình chữ nhật vì dễ dàng thích hợp với nhiều không gian phòng khách khác nhau.
Mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách nhỏ
Với một không gian phòng khách nhỏ, không một mẫu trần thạch cao nào lý tưởng và phù hợp hơn trần thạch cao phẳng bởi sự khoáng đạt và cảm giác nới rộng không gian của loại trần này.
Mẫu trần thạch cao giật cấp dạ đèn cho phòng khách lớn
Với những phòng khách lớn, điều tiết ánh sáng phù hợp cũng là một đòi hỏi cần được xử lý khéo léo. Trần thạch cao giật cấp dạ đèn là một lựa chọn hoàn hảo, giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng của không gian và điều tiết ánh sáng lung linh cho phòng khách.
Mẫu trần thạch cao cho phòng khách liền bếp đẹp
Với những căn hộ chung cư, đặc biệt là những căn hộ nhỏ có thiết kế phòng khách liền với bếp thì mẫu trần thạch cao phẳng nhấn nhá bằng hệ thống đèn Led âm trần phân bố đều sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp có quạt trần
Việc gắn quạt trần gần như không ảnh hưởng đến kiến trúc của trần thạch cao phòng khách, nó còn là điểm nhấn cho không gian phòng khách. Bởi vậy với những phòng khách có gắn quạt trần thì không nên tham lam quá nhiều chi tiết trang trí trần thạch cao. Bởi quạt trần đã là một trang sức sức xinh đẹp và nổi bật trong không gian này rồi.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp cho căn hộ Duplex
Với một không gian rộng và có chiều sâu như phòng khách căn hộ Duplex bạn không nên bỏ qua những mẫu trần thạch cao giật cấp dạ đèn đẹp lung linh.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp cho biệt thự, nhà phố
Tùy vào phong cách nội thất của phòng khách biệt thự, nhà phố mà gia chủ có thể chọn lựa những mẫu trần thạch cao phù hợp từ trần phẳng, trần giật cấp dạ đèn, hay phào chỉ cổ điển,... đều rất phù hợp bởi tính dễ tương thích của không gian lớn này.
Những nguyên tắc khi thiết kế trần thạch cao phòng khách
Sau đây là những nguyên tắc mà gia chủ cần biết để thiết kế trần thạch cao phòng khách đẹp và phù hợp.
1. Chọn trần thạch cao đồng bộ với phong cách phòng khách
Bạn nên lựa chọn mẫu trần thạch cao có phong cách tương đồng và phù hợp với thiết kế nội thất phòng khách. Nếu phòng khách theo xu hướng nội thất hiện đại thì bạn hãy chọn những mẫu trần thạch cao hiện đại.
Phòng khách cổ điển hãy chọn mẫu trần thạch cao với nhiều chi tiết phào chỉ tỉ mỉ. Còn nếu bạn thích phong cách tối giản thì bạn có thể chọn mẫu trần thạch cao phẳng tuy đơn giản nhưng vẫn đẹp hiện đại cho phòng khách.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng
Trên thị trường rất đa dạng những mẫu trần thạch cao cùng nhiều chất liệu và giá cả khác nhau. Chính vì vậy bạn nên chọn mẫu và loại trần thạch cao phù hợp với mục đích sử dụng và hiệu quả về kinh tế.
Đối với những không gian nằm ở khu vực có tiếng ồn nhiều, gia chủ nên sử dụng loại trần thạch cao cách âm để giảm tiếng ồn. Hoặc sử dụng trần thạch cao cách nhiệt, chống cháy theo mục đích sử dụng riêng cho căn hộ chung cư, nhà ống.
Đối với không gian sang trọng như nhà phố, biệt thự gia chủ nên sử dụng tấm thạch cao nhập khẩu để có chất lượng tốt nhất và tính thẩm mỹ cao nhất.
Với chi phí thấp hơn thì bạn có thể sử dụng những loại trần thạch cao khác với giá mềm hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo.
3. Lựa chọn hệ khung xương trần thạch cao
Khung xương là hệ thống nâng đỡ và chịu đựng trọng lượng của tấm thạch cao. Bởi vậy nó quyết định đến sự an toàn và tính thẩm mỹ của trần thạch cao phòng khách.
Thông thường một khung xương không chỉ chịu sức nặng của tấm thạch cao mà còn thêm trọng lượng của những vật dụng trang trí khác như đèn Led âm trần, dây cáp,... Chính vì vậy hãy chọn lựa một hệ khung xương thật chắc chắn và có độ tải lực cao, đảm bảo tính thẩm mỹ.
4. Phối màu trần thạch cao phòng khách
Phòng khách đẹp là một không gian có sự hài hòa cân đối về bố cục và phối màu. Thông thường màu sơn màu trắng là lựa chọn an toàn và phổ biến nhất trong phối màu trần thạch cao. Bạn cũng có thể phối màu sơn trần thạch cao hài hòa với nội thất và phong cách của phòng khách bằng chính tông màu sơn phòng khách hoặc màu nhạt hơn một vài tông.
Bạn nên phối màu cho trần thạch cao phòng khách bằng những tông màu nhạt và nhẹ nhàng để tạo không gian rộng mở, thoáng đãng. Hạn chế những màu đậm và u tối như đen, xám đậm,... để tránh gây cảm giác tiêu cực cho người nhìn.
5. Trang trí trần thạch cao phòng khách
Trần thạch cao trơn thì sẽ hơi nhàm chán và lãng phí đi một diện tích làm đẹp và tạo điểm nhấn cho phòng khách. Bạn có thể trang trí trần thạch cao phòng khách bằng hệ thống đèn Led âm trần cho không gian thêm phần ấn tượng, thú vị.
Với những phòng khách lớn thì nên sử dụng đèn chùm lớn vừa thích hợp không gian rộng rãi vừa tạo được phong cách sang trọng, quyền quý.
Gia chủ cũng có thể trang trí trần thạch cao bằng hệ thống phào chỉ với những chi tiết nhỏ tinh tế bắt mắt, đặc biệt là phòng khách cổ điển hoặc tân cổ điển.
6. Thiết kế trần thạch cao phù hợp với độ rộng, chiều cao của trần phòng khách
Để lựa chọn một trần thạch cao phòng khách đẹp cần chú ý đến độ rộng và chiều cao của phòng khách. Đặc biệt với các căn hộ chung cư thì chiều cao trần phòng khách chỉ khoảng 2,9m-3m, gia chủ không nên chọn những loại trần thạch cao giật nhiều cấp để tránh rườm rà, làm chiều cao phòng khách bị thu hẹp.
Với những phòng khách có độ rộng và chiều cao lớn, gia chủ hoàn toàn thoải mái hơn trong việc lựa chọn những mẫu trần thạch cao đẹp và thiết kế cầu kỳ công phu.
Các vấn đề khi thi công trần thạch cao phòng khách
Tương tự như những hạng mục thi công khác, thi công trần thạch cao phòng khách cũng có những rủi ro và vấn đề phát sinh. Tham khảo những nội dung dưới đây sẽ giúp gia chủ hạn chế và có cách xử lý các vấn đề trước và sau khi thi công trần thạch cao phòng khách.
Trần thạch cao dày bao nhiêu
Bạn cần biết được kích thước của các loại tấm trần thạch cao để chọn lựa phù hợp với mục đích và công năng của trần thạch cao phòng khách. Kích thước trung bình của một tấm thạch cao sẽ có chiều rộng là 1200mm - 1220mm và chiều dài là 2400mm - 2440mm.
Những tấm thạch cao tiêu chuẩn thì thường sẽ có độ dày là 9mm - 12mm.
Nếu tấm thạch cao có chức năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy thì độ dày có thể lên đến 16mm.
Còn với những tấm thạch cao loại chịu được va đập mạnh thì độ dày của nó thường là 13mm.
Độ cao của trần thạch cao bao nhiêu là hợp lý?
Không có mức quy chuẩn nào để đo lường được độ cao của trần thạch cao - khoảng cách từ trần thạch cao tới sàn hay trần thạch cao tới trần nguyên thủy bao nhiêu là hợp lý. Vì mỗi trần nhà của phòng khách khác nhau sẽ có kết cấu khác nhau.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những thông số được các kiến trúc sư rút ra để quyết định độ cao trần thạch cao phòng khách chung cư hợp lý:
Khoảng cách tối thiểu từ trần thạch cao phòng khách tới nền nhà nên là 2,7m - 2,8m để đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho không gian và không làm mất đi vẻ đẹp của trần thạch cao. Còn khoảng cách giữa trần cũ và trần thạch cao mới nên là 15cm - 20cm, đây cũng là khoảng cách hợp lý để có thể thoải mái bố trí đèn led, che dấu đường dây điện, dây cáp…
Cách xử lý trần thạch cao bị mốc
Để tránh hiện tượng trần thạch cao bị mốc gây những vết ố mất vệ sinh và ảnh hưởng tới thẩm mỹ thì bạn nên sử dụng trần thạch cao chống ẩm nếu phòng khách của bạn dễ bị nhiễm ẩm bởi không khí ẩm của mùa đông, khu vực nấu nướng hoặc bị thấm nước,...
Nếu chẳng may trần thạch cao phòng khách nhà bạn bị ẩm mốc, bạn nên tìm ra nguyên nhân trần thạch cao bị ẩm và khắc phục nguyên nhân đó xong rồi hãy xử lý vết mốc như sau:
Chuẩn bị: giấy nhám mềm hoặc một con dao, dụng cụ tô trát, chổi quét sơn, sơn bả, sơn lót và một cái thang chữ A để leo cao.
Bước 1: Xác định các vị trí trần thạch cao hoặc tường thạch cao bị mốc, rêu bong tróc,…
Bước 2: Dùng dao cạo lớp sơn trần bị bong tróc, hoặc bạn có thể dùng giấy nhám mềm để đánh sạch lớp sơn này.
Bước 3: Sau khi đã đánh sạch các vị trí bị bong tróc, ẩm mốc trên trần thạch cao hãy quét một lớp sơn lót lên khu vực đó.
Bước 4: Đợi một lúc cho lớp sơn khô bạn quét lên một lớp bả mịn lên trên bề mặt vừa mới sơn lót.
Bước 5: Chờ cho lớp sơn bả này khô thì bạn dùng giấy nhám mềm đã chuẩn bị sẵn để đánh bóng bề mặt của nó.
Bước 6: Bước cuối cùng chỉ cần sơn phủ lên trần thạch cao một lớp sơn giống với màu tường lên bề mặt trần thạch cao là được.
Cách xử lý này tuy không hề khó nhưng nếu bạn không có thời gian để sửa chữa nó thì hãy nhờ sự trợ giúp của các đơn vị trần thạch cao có chuyên môn, đừng để tình trạng này lâu sẽ khó khắc phục lại như ban đầu.
Trần thạch cao bị thấm
Nguyên nhân chủ yếu khiến trần thạch cao phòng khách bị thấm dột có thể là do mái nhà đã cũ, bị nứt hoặc bị đọng nước lâu ngày, với căn hộ chung cư thì có thể là do thấm nước từ tầng trên.
Trong trường hợp nếu bạn phát hiện trần thạch cao phòng khách xuất hiện nhiều vết rạn nứt chân chim hay trần nhà bị ngả màu ố vàng và một số vị trí có dấu hiệu bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới thì trước hết bạn cần xác định rõ nguồn nước khiến trần bị thấm dột đồng thời triệt tiêu nguồn nước nhỏ. Sau đó mới tìm cách khắc phục những vị trí trần thạch cao đã bị ngấm nước. Những vị trí trần thạch cao bị thấm nước sẽ dễ bị bong tróc hoặc ẩm mốc, bạn có thể xử lý vết ố mốc theo phương pháp ở phần trên.
Đối với căn hộ chung cư, nếu không may có hiện tượng thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì chỉ có thể thực hiện khắc phục tạm thời rồi tìm cách xử lý vì việc chống thấm sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Hãy liên hệ đơn vị chuyên xử lý những vấn đề này hoặc nhờ sự hỗ trợ của quản lý tòa nhà nếu bạn đang ở căn hộ chung cư nhé.
Trần thạch cao bị nứt
Trong quá trình thi công trần thạch cao nếu sản phẩm không đạt chất lượng và thợ thi công xử lý không lắp đặt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì trần thạch cao phòng khách thì có thể xuất hiện những vết nứt sau khi đưa vào sử dụng.
Để tránh lỗi vết nứt trần thạch cao phòng khách, hãy lựa chọn nguyên vật liệu cẩn thận, chất lượng và lựa chọn đơn vị thi công có tay nghề và trách nhiệm cao. Bạn nên lựa chọn những nguyên vật liệu chính hãng và phù hợp với công trình, đồng thời có thời gian bảo hành dài và lựa chọn đơn vị thợ thi công lắp đặt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo cho trần thạch cao phòng khách đẹp và bền.
Với tình trạng trần thạch cao phòng khách bị nứt thì bạn cần sử dụng những vật liệu giúp che phủ mối nối tấm thạch cao bao gồm: băng giấy, bột xử lý mối nối chuyên dụng. Bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ có chuyên môn sẽ giúp xử lý vết nứt trần thạch cao phòng khách hiệu quả và bề mặt mịn đẹp.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thể lựa chọn được mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, hiện đại và sang trọng cũng như phù hợp với công năng sử dụng. Decox cũng mong rằng bạn đã có thể có được những kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề thi công trần thạch cao phòng khách. Nếu bạn cần được tư vấn nhiều hơn về thiết kế và thi công nội thất, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901 411 489 hoặc truy cập vào website https://decoxdesign.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm và Decox tổng hợp