TOP 5 Mẫu bản vẽ nhà có tầng hầm có thiết kế đẹp chuẩn phong thủy
- 22-11-2023
- Lượt xem: 2448
Nội dung chính
- Phân loại & Ưu nhược điểm của các loại bản vẽ nhà có tầng hầm
- Tổng hợp thiết kế bản vẽ nhà có tầng hầm đẹp 2024
- Quy định xây dựng nhà có tầng hầm, bạn đã biết?
- Lưu ý quan trọng khi thiết kế bản vẽ nhà có tầng hầm
- #1 Xem xét địa thế nhà
- #2 Quy mô diện tích tầng hầm
- #3 Tính thẩm mỹ và công năng
- #4 Chú ý độ dốc tầng hầm
- #5 Hệ thống chiếu sáng trong tầng hầm
- #6 Hệ thống thoát nước tầng hầm
- #7 Hệ thống phòng chống cháy nổ
- #8 Chú ý cấu tạo trần và tường tầm hầm
- #9 Yếu tố phong thủy
- #10 Chọn nhà thầu uy tín, nhiều kinh nghiệm
Phân loại & Ưu nhược điểm của các loại bản vẽ nhà có tầng hầm
#1 Nhà có tầng hầm nổi
- Tăng không gian sử dụng: Bên cạnh việc sử dụng là nơi để xe, chủ nhà còn có thể tận dụng tầng hầm nổi làm phòng giải trí, phòng thể dục hay không gian lưu trữ đồ đạc.
- Tầng hầm nổi đón nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên, giúp không gian luôn sáng sủa, thoáng đãng.
- Tầng hầm nổi giúp thăng hạng thẩm mỹ căn nhà, đặc biệt là những căn nhà phố có hạn chế về mặt chiều ngang
Bên cạnh những ưu điểm trên, nhà có tầng hầm nổi còn tồn tại một số nhược điểm:
- Chi phí xây dựng tầng hầm nổi thường cao hơn so với việc xây thêm tầng trên mặt đất.
- Chủ nhà cần đầu tư thêm về hệ thống chiếu sáng và điều hoà không khí tại khu vực này để ngôi nhà không bị bí bách, ngột ngạt.
#2 Nhà có tầng hầm chìm
Những ngôi nhà có tầng hầm chìm mang tính ứng dụng cao, không chỉ xuất hiện ở những ngôi nhà phố mà còn trong những căn biệt thự rộng rãi. Đây được xem như giải pháp kiến trúc nhằm giải quyết nhu cầu cất giữ phương tiện và nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, tiện nghi trong sinh hoạt.
- Sử dụng tầng hầm chìm để làm không gian lưu trữ: Ngoài mục đích cất giữ xe, chủ nhà còn có thể tận dụng tầng hầm để làm kho chứa đồ, các loại máy móc, thiết bị hay cục nóng lạnh điều hoà…. Thiết kế này không chỉ bảo quản xe cộ, đồ đạc, mà còn giải quyết bài toán diện tích sử dụng của ngôi nhà.
- Tiết kiệm tiền gửi xe ô tô: Bản vẽ nhà có tầng hầm chìm giúp các gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí gửi xe mỗi tháng tại các khu chung cư hay bãi đỗ xe chung.
- Chống ẩm cho tầng trệt: Thời tiết tại Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, dễ ẩm thấp khi không bố trí các biện pháp thông gió, thoát nước phù hợp. Khi đó, việc xây dựng tầng hầm chìm giúp hạn chế khói bụi đi xuống thay vì để xe ở tầng trệt. Đây là giải pháp chống ẩm hợp lý.
- Sử dụng tầng hầm chìm để trang trí: Những ngôi nhà có tầng hầm đẹp giúp chủ nhà có thêm không gian trưng bày nội thất theo nhu cầu sử dụng. Đó có thể là một dàn loa, quầy rượu nhỏ,... là nơi tụ tập, thư giãn cùng gia đình, bạn bè.
- Bị hạn chế về địa điểm xây dựng: Thực tế, những bản vẽ nhà có tầng hầm chìm không được ứng dụng ở những khu vực gần bờ sông, có thể sẽ có mạch nước ngầm chảy vào bên trong hầm. Bởi vậy, những ngôi nhà tầng hầm chìm thường xuất hiện nhiều tại khu vực thành thị.
- Tốn một khoản chi phí bảo trì định kỳ: Chủ nhà sẽ phải chi thêm một khoản phí để bảo đảm hệ thống điện và nước bên trong hầm luôn hoạt động ổn định.
- Tầng hầm chìm tương đối ẩm thấp, tối tăm và bí bách, tạo điều kiện cho các loài chuột và côn trùng khác sinh sống. Do đó, chủ nhà cần vệ sinh khu vực này thường xuyên.
Tuy nhiên, những ưu điểm này đều dễ khắc phục nên các mẫu thiết kế nhà có tầng hầm chìm vẫn là phương án phù hợp với nhiều gia chủ.
#3 Nhà có tầng bán hầm
- Tăng không gian lưu trữ: Việc thiết kế nhà có tầng bán hầm sẽ giúp cho việc sắp xếp và bố trí đồ đạc dễ dàng và ngăn nắp hơn.
- Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc thì việc thiết kế tầng bán hầm làm gara là phương án phù hợp khi vừa đảm bảo sự tiện ích, vừa giữ được sự thông thoáng với đầy đủ ánh sáng tại không gian này.
- Bản vẽ nhà có tầng bán hầm sẽ góp phần nâng chiều cao của tổng thể ngôi nhà, giúp ngôi nhà đón thêm ánh sáng, gió tự nhiên và chống ẩm hiệu quả.
- Chi phí xây dựng cao: Tầng hầm càng sâu thì chi phí xây dựng càng cao vì toàn bộ tường và sàn hầm phải đổ bê tông và xử lý công tác chống thấm. Chi phí xây dựng thường cao hơn 150% so với chi phí xây sàn bình thường.
- Cần đảm bảo kỹ thuật thi công, gia cố trước khi tiến hành đào hầm. Đơn vị thi công cần hạn chế tình trạng sụp lún, sạt lở, đặc biệt là khi những công trình xung quanh sử dụng móng đơn. Ngoài ra, cần sử dụng các vật liệu chống thấm tốt bởi khi tầng hầm đã xảy ra tình trạng bị thấm sẽ rất khó cho công tác xử lý về sau.
- Khó khăn cho việc thi công lối đi lên xuống tầng hầm khi chiều dài của công trình quá nhỏ. Với quy định độ dốc tối thiểu là 15 - 20%, những ngôi nhà có chiều dài dưới 15m sẽ khó đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Tổng hợp thiết kế bản vẽ nhà có tầng hầm đẹp 2024
Mẫu nhà 2 tầng có tầng hầm nổi phong cách hiện đại, tropical
Bản vẽ nhà 3 tầng có tầng hầm nổi phong cách hiện đại
Mẫu thiết kế nhà hiện đại có hầm làm garage để xe
Mẫu thiết kế biệt thự có tầng hầm nổi
Mẫu nhà phố 4 tầng có tầng hầm nổi hiện đại
Bản vẽ nhà có tầng hầm nổi kết hợp mô hình kinh doanh
Quy định xây dựng nhà có tầng hầm, bạn đã biết?
Quy định xây tầng bán hầm
- Chiều cao phần nổi của hầm (được tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với độ cao vỉa hè hiện hữu.
- Chiều rộng tầng bán hầm sẽ phụ thuộc vào phong cách kiến trúc của ngôi nhà. Với những ngôi nhà từ 1- 3 tầng, chiều rộng tầng bán hầm sẽ dao động từ 3,5 - 5,5m.
- Vị trí đường xuống hầm cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m.
- Độ dốc từ mặt đường vào nhà thường là 12%. Với những ngôi nhà phố không có sân, nằm sát mặt đường thì độ dốc này có thể dao động từ 20-25%.
- Diện tích tầng bán hầm để xe ô tô cần có chiều dài tối thiểu là 5m.
- Chú trọng về giải pháp thông khí và ánh sáng cũng như kết cấu của tầng hầm để đảm bảo sự cân đối, thông thoáng cho ngôi nhà.
Quy định xây tầng hầm chìm
#1 Quy định về diện tích và độ dốc của hầm
- Diện tích nổi của tầng hầm tính đến khu vực tầng trệt không được vượt quá 1,2m so với chiều cao vỉa hè.
- Đường dốc của tầng hầm chìm phải cách lộ giới một khoảng tối thiểu là 3m.
- Với những công trình là nhà ở liền kề có mặt tiền giúp đường lộ giới dưới 6m không thiết kế đường dốc hầm hướng trực tiếp ra đường.
- Cần thiết kế rãnh xẻ chống trơn với các vật liệu hoàn thiện bề mặt dốc xuống hầm chìm.
- Độ dốc của hầm chìm không vượt quá 15 - 20% so với chiều cao của hầm.
- Chiều rộng của đường xuống hầm chìm cần được thiết kế dựa theo kiến trúc của ngôi nhà. Chẳng hạn, với những mẫu biệt thự 1,2 hay 3 tầng thì chiều rộng của đường dốc sẽ dao động từ 3,5 - 5,5m dành cho ô tô 7 chỗ. Còn đối với những ngôi nhà phố hay biệt thự mini, con số này sẽ dao động từ 3 - 5m. Tuỳ theo phương tiện sử dụng và diện tích nhà để cân đối kích thước của dốc hầm.
#2 Kỹ thuật gia thi công tường và trần hầm chìm
- Tường và trần nhà cần được trát bằng phẳng và sơn loại dễ lau chùi, chống được các mảng bám.
- Sử dụng các vật liệu cao cấp để thuận tiện cho việc vệ sinh, duy trì hay công tác chống thấm lâu dài.
#3 Chú ý đến hệ thống phòng chống cháy nổ và chiếu sáng
- Tính năng lấy sáng của các mẫu thiết kế nhà có tầng hầm chìm thường không tốt. Gia chủ cần khắc phục tính năng này bằng cách lắp đặt đèn sao cho phù hợp.
- Sử dụng bóng đèn compact hoặc đèn LED để chiếu sáng. Đây được xem như phương án tối ưu chi phí nhất bởi tầng hầm không phải là nơi sinh hoạt chính của cả gia đình.
- Xây nhà có tầng hầm chìm theo đúng quy định phòng cháy chữa cháy tại địa phương, đảm bảo an toàn cho xe cộ và toàn bộ căn nhà.
Quy định xây tầng hầm nổi
- Tối ưu hóa công năng sử dụng: Khi thiết kế bản vẽ nhà có tầng hầm nổi, chủ nhà cần lưu ý đến cách sắp xếp và bố trí không gian sử dụng, đảm bảo sự tiện nghi và khoa học.
- Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật: Cần tuân thủ đúng những yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt là chiều cao tính từ mép hầm phải vuông góc với mặt đường, giúp các phương tiện ra và vào hầm có tầm nhìn hiệu quả. Ngoài ra, khi thiết kế tầng hầm nổi cần lưu ý chiều cao không vượt quá 1m2 so với độ cao vỉa hè, chiều dài tối thiểu 5m. Vị trí đường vào hầm phải có độ dóc 15% so với mặt đường.
- Lắp đặt hệ thống thoát nước: Việc bố trí hệ thống thoát nước sẽ đảm bảo sự an toàn cho tầng hầm nổi khi có mưa lớn, hạn chế tình trạng nước từ bên ngoài sẽ chảy vào bên trong hầm gây ngập.
- Chống thấm cho tường, sàn nhà: Hầm nhà có vai trò vô cùng quan trọng vì chúng có tác dụng nâng đỡ các tầng phía trên. Do vậy, chủ nhà cần tăng cường sử dụng các biện pháp chống thấm tốt cho tường và trần nhà.
- Trang bị hệ thống lọc khí: Chủ nhà nên lắp đặt hệ thống lọc khí tại vị trí giữa và phía sau hầm để không gian này không bị bí bách, ngột ngạt.
Lưu ý quan trọng khi thiết kế bản vẽ nhà có tầng hầm
#1 Xem xét địa thế nhà
#2 Quy mô diện tích tầng hầm
#3 Tính thẩm mỹ và công năng
#4 Chú ý độ dốc tầng hầm
#5 Hệ thống chiếu sáng trong tầng hầm
#6 Hệ thống thoát nước tầng hầm
#7 Hệ thống phòng chống cháy nổ
#8 Chú ý cấu tạo trần và tường tầm hầm
#9 Yếu tố phong thủy
Ngoài ra, việc thiết kế nhà có tầng hầm hợp phong thuỷ sẽ góp phần nâng cao chất lượng không gian sống bên trong và ngoài nhà.
#10 Chọn nhà thầu uy tín, nhiều kinh nghiệm
Decox vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về bản vẽ nhà có tầng hầm cùng các lưu ý khi thiết kế. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Và đừng quên ghé thăm website Decox thường xuyên để đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé.