Giếng trời thông gió và Nguyên tắc thông gió giúp nhà thoáng mát
- 28-11-2023
- Lượt xem: 3305
Nội dung chính
Giếng trời thông gió là gì?
>> Có thể bạn quan tâm: BST Mẫu nhà phố đẹp & Kinh nghiệm khi xây dựng nhà phố
Cấu tạo giếng trời thông gió
- Đỉnh giếng trời: Đây là khu vực nằm trên phần mái nhà, là nơi tiếp giáp giữa môi trường trong - ngoài nhà, có tác dụng thu sáng, thu gió cho ngôi nhà. Tùy theo mục đích sử dụng mà phần đỉnh được chia thành 2 dạng: có mái và không có mái. - Thân giếng trời: Đây là khoảng trống có nhiệm vụ phân tán ánh sáng và không khí truyền từ đỉnh giếng đến khắp mọi tầng, mọi không gian trong nhà. - Đáy giếng trời: Khu vực này sẽ nằm ở tầng trật ngôi nhà, phần đáy giếng có thể bằng hoặc lớn hơn phần thân giếng.
Phân loại giếng trời thông gió
Lợi ích khi sử dụng giếng trời thông gió
- Tối ưu hóa không gian sống: Đối với những khu đô thị, thành phố lớn, nhà phố/ nhà ống chiếm mật độ vô cùng cao. Với kết cấu dài sâu ngang hẹp, tiếp giáp 3 mặt với các công trình liền kề thì giếng trời trong nhà sẽ là giải pháp kiến trúc tuyệt vời để khai thác ánh sáng, thông gió tự nhiên và tạo được điểm nhấn cho công trình.
- Giá trị thẩm mỹ cao: Giếng trời là một thuật ngữ đã có từ lâu thế nhưng quay về những năm về trước giếng trời không thật sự được chú trọng như bây giờ, nó chỉ đi đúng công năng hơn là thẩm mỹ. Ngày nay, giếng trời cũng như một món trang sức, được đầu tư chỉn chu để không gian sống thêm phần ấn tượng. Bởi lẽ đó, giếng trời không chỉ được áp dụng trong những căn nhà diện tích nhỏ, thiếu sáng mà giếng trời còn xuất hiện trong những công trình biệt thự sang trọng. - Tiết kiệm năng lượng: Giếng trời thông gió giúp căn nhà của bạn luôn thoáng mát, từ đó giảm nhu cầu sử dụng máy lạnh, tiết kiệm chi phí tiền điện.
- Tăng cường ánh sáng tự nhiên: Giếng trời thông gió giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà, từ đó giúp tiết kiệm điện năng và tạo cảm giác thư thái cho người sử dụng.
- Cải thiện chất lượng không khí: Bằng cách kết hợp trồng cây xanh tại khu vực giếng trời, đặc biệt là những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ những chất độc hại, bạn sẽ có một môi trường sống trong lành, mát mẻ, bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình. Song song với những ưu điểm vượt trội mà giếng trời mang lại thì thiết kế giếng trời thông gió cũng tồn đọng một số hạn chế nhất định như vấn đề tiếng ồn và âm thanh từ môi trường bên ngoài.
Nguyên tắc thiết kế giếng trời thông gió giúp nhà thoáng mát
Hướng và vị trí đặt giếng trời
Kích thước giếng trời
Về tiêu chuẩn xây dựng, diện tích giếng trời trong những ngôi nhà phố thường sẽ chiếm 10% diện tích sàn. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào tổng thể căn nhà mà KTS sẽ cân đối con số hợp lý nhất.
Vật liệu làm giếng trời thông gió
Nguyên tắc thông gió giếng trời
Các yếu tố khác cần lưu ý
Lưu ý khi thiết kế giếng trời thông gió
Nên trồng cây xanh tại khu vực giếng trời
Lưu ý về vấn đề phong thủy
- Nên đặt giếng trời ở cung Tài lộc hoặc cung Thiên mạng
- Không đặt giếng trời ở vị trí trước nhà gây ảnh hưởng đến tài vận của các thành viên trong gia đình
- Vị trí tốt nhất để lắp đặt giếng trời thông gió là giữa nhà, kết hợp cầu thang và trên mái nhà.
- Đặt giếng trời ở trung tâm nhà sẽ tốt nhất về mặt phong thủy
- Trường hợp thiếu mặt bằng có thể đặt giếng trời tại góc xéo của căn nhà
- Nên trồng thêm cây xanh và yếu tố nước tại khu vực giếng trời để tạo sự cân bằng trong ngũ hành. Decox vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về giếng trời thông gió cũng những lưu ý, nguyên tắc thiết kế giếng trời thông gió giúp nhà thoáng mát. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn đa chiều hơn trong việc định hình và tìm kiếm ý tưởng về chiếc giếng trời thông gió trong tổ ấm của mình. Nếu cần được tư vấn hay nhận báo giá thiết kế thi công nội thất hãy liên hệ với Decox qua số hotline 0901 411 489 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.