Chọn một thiết kế có lợi hay chọn một thiết kế có ý nghĩa?
- 21-06-2023
- Lượt xem: 810
Nội dung chính
Giữa một thiết kế “có lợi” để tiết giảm ngân sách, tạo ra một không gian sống với đầy đủ chức năng cơ bản đáp ứng theo nhu cầu và một thiết kế có ý nghĩa, hàm chứa câu chuyện bản thân và giá trị bền vững theo thời gian, để khi được sống trong đó người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và dù đi đến đâu thì nhà luôn là nơi họ muốn tìm về, thì đâu là điều mà khách hàng mong muốn? Cùng theo dõi những nội dung sau để tìm ra câu trả lời thông qua góc nhìn của CEO Cao Hung - người đứng trên cương vị một kiến trúc sư và cũng là một khách hàng.
Thiết kế có lợi là gì? Thiết kế có ý nghĩa là gì?
"Nhưng với mình, một thiết kế không chỉ nên dừng ở mức có lợi, mà nó cần phải hơn vậy để mà: Mỗi lần ngắm nhìn nó, sống ở trong nó, người ta lại càng nhận ra những giá trị mới. Mỗi độ tuổi, mỗi thời điểm khi ở trong đó người ta sẽ hạnh phúc theo 1 kiểu khác nhau. Và dù đi đâu người ta cũng nhớ về nó, muốn quay về. Ngọc càng mài càng sáng, nó tồn tại và bền vững cùng với thời gian, với chiều dài của đời người. Và đó chính là một thiết kế có ý nghĩa." - CEO Decox chia sẻ.
Làm sao để có được một thiết kế ý nghĩa?
Để dễ hình dung thì thiết kế có ý nghĩa có thể gói gọn trong 3 ý:
Đầu tiên, tất cả các chi tiết trong ngôi nhà đều phải có công năng của nó, không dư, không thiếu, đáp ứng nhu cầu đời sống của người ở trong đó, khiến người ta sống thoải mái, thuận tiện.
Đồng thời tất cả các chi tiết phải nằm trong một tổng thể hài hoà cả về phần mắt nhìn và phần cảm nhận không gian của các giác quan, đảm bảo tính thẩm mỹ được nghiên cứu bài bản.
- Có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để cảm nhận, nắm bắt không gian
- Sức sáng tạo và thấu cảm lớn, đam mê và yêu lấy câu chuyện đời sống của khách hàng
- Am hiểu bối cảnh văn hoá, và con người nơi công trình ấy được dựng nên.
KTS sẽ là người kéo lý thuyết lại gần với thực tế, kéo tỷ lệ, con số, hình khối lại gần với sự thân quen, cảm giác thân thuộc mỗi ngày, để tạo nên linh hồn của ngôi nhà. Nhiều người tìm đến KTS là muốn KTS chữa bệnh cho ngôi nhà họ, nhưng lại nhồi nhét quá nhiều ý kiến và có khi lại tham nhồi nhét khiến ngôi nhà quá tải và không có khoảng lặng, nó thường gặp ở nhà phố, vì đất hẹp, tấc đất tấc vàng, muốn tối ưu hoá diện tích; hai bên và mặt sau, tiếp giáp với tường nhà khác khiến cho nhà bị nhồi nhét, thiếu ánh sáng tự nhiên, ở lâu thấy không thoải mái vì chính là không có khoảng lặng, khoảng thở. Có thể nói KTS giống như là một nhạc trưởng, còn ngôi nhà là một bản nhạc, vì vậy, ngôi nhà cũng cần phải có cả dạo đầu, điệp khúc, và những nốt lặng, KTS cần tính toán để có những không gian dạo đầu, không gian cao trào cảm xúc, và không gian tĩnh lặng để chiêm nghiệm, để thở, để suy ngẫm.
Câu chuyện khách hàng
Từ phía KTS, cần thấu hiểu, Dành thời gian lắng nghe câu chuyện của KH, những điểm chạm, thay họ kể lại câu chuyện. Làm sao để KH sống trong đó thấy thoải mái, gần gũi, thấy nơi đó thuộc nó về mình. Lấy chất liệu từ đời sống, những gì chân thực, bình dị, gần gũi đôi khi lại đem đến cảm xúc nhiều nhất, dễ lay động. Vì KTS thiết kế, nhưng KH mới là người ở đó cả đời, nếu bản thiết kế không có sự kết nối với khách hàng, chỉ thoả mãn ý đồ của KTS thì KH không cảm được, khiến họ khó chấp nhận.
Cũng phải nói đến tầm đón đợi của chính khách hàng:
- KH khi tìm đến KTS hãy đặt đề bài quan trọng đầu tiên đó là nâng tầm không gian sống, giá trị sống, chất lượng hơn, nghệ thuật hơn, có câu chuyện bản thân mình trong đó. Chứ không không đơn giản chỉ là một nơi che nắng che mưa. Hiện nay nhiều khách hàng yêu cầu rất cao về tính thẩm mỹ, họ am hiểu các phong cách nghệ thuật và rất có gu. - Khi thiết kế căn nhà để sống thì họ càng đề cao yếu tố tinh thần hơn, thể hiện bản ngã con người họ, để thay lời muốn nói, gián tiếp thể hiện phong cách, giá trị bản thân trong xã hội.
- Khi KH đặt kỳ vọng, yêu cầu về không gian sống lên tầm cao, gặp đúng KTS có chuyên môn cao và có đam mê khiến 2 bên tìm được tiếng nói chung, KTS như cá gặp nước sẽ được tiếp thêm tinh thần, động lực và đặc biệt là được khách hàng tài trợ mạnh tay về tài chính để tạo nên 1 thiết kế ý nghĩa.
Có thể nói thiết kế ý nghĩa là điều mà KTS nào cũng muốn đạt đến, đòi hỏi sự cân bằng giữa tính nghệ thuật và kỹ thuật, tính lý tưởng và thực tế, công năng và tinh thần. Muốn có được điều đó thì phải có sự thấu hiểu và tiếng nói chung giữa KTS và chủ nhà, để công trình vươn ra khỏi sự bình thường một ngôi nhà đơn thuần, trở thành một sản phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng, là niềm tự hào và hãnh diện của chính chủ nhà và KTS làm nên nó.